5 Sự Thật Về Răng Sữa Cha Mẹ Cần Biết
Nhiều bậc cha mẹ vẫn quan niệm rằng, răng sữa không thực sự quan trọng, bởi khi răng sữa mất đi sẽ có răng vĩnh viễn thay thế. Chính vì vậy, vấn đề giữ vệ sinh đối với răng sữa thường bị xem nhẹ. Không ít trường hợp răng bị sâu, mẻ, thậm chí sâu ăn vào trong tủy răng. Điều này không chỉ gây đau đớn ,mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn trong tương lai sau này của trẻ. Hay nói cách khác, răng sữa và răng vĩnh viễn đều quan trọng và cần được chăm sóc như nhau. Nếu răng sữa không được chăm sóc kỹ lưỡng thì răng vĩnh viễn có thể gặp các vấn đề như sâu răng, mọc lệch, mọc không đều…., ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của cả hàm răng.
Theo thống kê của WHO, trong năm 2020 có đến hơn 530 triệu trẻ em bị sâu răng. Nguyên nhân là do những chiếc răng sữa trước đó đã bị nhiễm trùng, và khi răng trưởng thành phát triển thì chúng vẫn hoàn toàn có thể bị hư hại. Sự hư hại này không dễ nhận biết khi mới phát triển, nhưng càng ngày càng biểu hiện rõ ràng hơn.
Dưới đây là 5 sự thật về răng sữa mà cha mẹ cần biết để có sự nhận thức đúng đắn hơn trong vấn để chăm sóc sức khỏe răng cho trẻ những năm đầu đời.
1. Khi nào thì những chiếc răng sữa đầu tiên của bé bắt đầu xuất hiện?
Tùy vào từng bé sẽ có thời điểm mọc răng sữa khác nhau. Thông thường vào khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện. Đầu tiên là 2 răng cửa ở hàm dưới, tiếp theo là 2 răng cửa hàm trên. Sau khi 4 chiếc răng cửa đã mọc đủ thì những chiếc răng còn lại sẽ mọc lần lượt cho đến khi đủ 20 chiếc, lúc này bé được khoảng 3 tuổi.
Mỗi chiếc răng mất khoảng 8 ngày để nhú ra khỏi nướu, đôi khi sẽ xuất hiện một u nang màu xanh nhạt, nhưng đây là biểu hiện bình thường không phải lo lắng. Khi mọc răng, trẻ thường khó chịu, quấy khóc và có thể sốt do cảm giác đau đớn. Cha mẹ có thể giúp trẻ giảm đau bằng cách massage nhẹ nhàng hoặc đắp khăn ướt mát lên vùng bị đau. Nếu trẻ bị sốt kèm tiêu chảy, nôn mửa hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào thì cần gặp bác sĩ để điều trị. Bên cạnh đó, các trường hợp răng sữa mọc lệch cũng cần được sự theo dõi của bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
2. Những vấn đề thường gặp đối với răng sữa của trẻ là gì?
Mối quan tâm chính của các cha mẹ chính là việc những chiếc răng sữa của trẻ bị sâu do vệ sinh không đúng cách. Khi bị sâu răng, trẻ thường chán ăn, khó chịu và mất tập trung khi học bài. Cơn đau còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ khó có được giấc ngủ ngon. Việc tích tụ vi khuẩn không chỉ khiến trẻ bị sâu răng nghiêm trọng mà còn tiết ra hydrogen sulfide gây nên tình trạng hôi miệng.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút tay. Thói quen này diễn ra thường xuyên có thể khiến răng phát triển bất thường như mọc lệch, không thẳng hàng…
3. Răng sữa bị sâu có thể gây ra những vấn đề gì về thể chất?
Một trong những tổn thương thường gặp khi răng sữa bị sâu, đó là tình trạng thiểu sản men răng. Thiểu sản men răng là tình trạng lớp men ngoài cũng của răng bị suy giảm đáng kể, lúc này răng sữa sẽ chuyển sang màu nâu đen, răng bị mủn, và cụt dần về phía chân răng. Một khiếm khuyết phổ biến khác có thể xảy ra được gọi là răng Turner, thường xảy ra khi răng sữa bị sâu nặng, làm viêm các mô xung quanh và làm suy giảm sự phát triển của răng vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, răng còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển giọng nói. Khi nói, răng sẽ tác động đến chuyển động của lưỡi, quyết định việc phát âm có rõ ràng hay không. Nếu răng bị nhổ bỏ sớm, nhất là răng cửa, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của giọng nói. Trẻ sẽ gặp một số vấn đề về phát âm, như nói không rõ ràng, nói ngọng…
Ngoài ra, răng sữa mất sớm sẽ khiến răng trưởng thành bị mọc lệch lạc do thiếu đi điểm tựa, nhất là khi răng bị mất trước khi trẻ được 6 tuổi. Khi răng vĩnh viễn bị mọc lệch, cần có sự can thiệp của bác sĩ để đưa răng về đúng vị trí, tránh tình trạng khớp cắn của trẻ bị lệch dẫn đến lệch mặt gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.
4. Răng sữa cần được chăm sóc như thế nào để ngăn ngừa sâu răng?
Việc chăm sóc răng sữa cần được chú trọng như chăm sóc răng trưởng thành. Ngay từ khi chưa mọc răng, cha mẹ nên dùng khăn mềm để lau sạch nướu. Khi trẻ đã mọc răng sữa, có thể dùng bàn chải mềm để chải sạch các kẽ răng. Khi trẻ lớn hơn, hãy dạy trẻ cách tự chăm sóc răng miệng mỗi ngày bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa để ngừa sâu răng.
Flour là một loại khoáng chất tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ răng, ngăn ngừa và làm chậm quá trình sâu răng. Mặc dù có một số rủi ro có thể xảy ra khi dùng Florua quá liều, nhưng điều này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Đợi cho đến khi trẻ được 3 tuổi, mẹ có thể cho trẻ dùng kem đánh răng chứa Flour, hoặc uống nước có chứa chất Flour cũng là biện pháp an toàn giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ. Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng kem đánh răng hoặc uống nước chứa Flour có thể giảm tình trạng sâu răng đến 25%.
5. Khi nào răng sữa sẽ rụng?
Khoảng từ 6 đến 12 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ rụng dần và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Cũng giống như thời điểm mọc răng, thời điểm bắt đầu thay răng khác nhau ở mỗi trẻ, và đây là điều hoàn toàn bình thường. Trình tự rụng răng sữa và thay răng vĩnh viễn cũng tương tự trình tự mọc răng sữa. Tức là những chiếc răng cửa sẽ rụng và thay răng đầu tiên, tiếp theo là những răng bên cạnh và cuối cùng là những chiếc răng hàm ở phía trong. Vào tuổi thiếu niên, con bạn sẽ có đủ 32 răng vĩnh viễn.
Lưu ý những chiếc răng hàm (răng thứ sáu) mọc đầu tiên khi đến tuổi thay răng thường rất dễ bị sâu răng vì chúng mọc ở sâu phía trong, khó làm vệ sinh hơn. Do đó cần hướng dẫn trẻ thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh răng miệng thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng tổn thương sớm cho chiếc răng quan trọng này.
Một số vấn đề có thể sẽ xảy ra trong quá trình rụng răng sữa và thay răng mới. Chẳng hạn như răng vĩnh viễn mọc thiếu (không đủ 32 chiếc). Hoặc răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa vẫn còn chưa rụng, khiến răng vĩnh viễn bị mọc lệch. Lúc này cần gặp bác sĩ chuyên khoa để có sự can thiệp kịp thời. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định việc nhổ răng, tạo điều kiện cho các răng vĩnh viễn phát triển bình thường.
Nếu con bạn có bất kỳ vấn đề gì về răng của trẻ, hãy liên hệ với Phòng khám Nha khoa Quốc tế Westcoast để đặt lịch khám và điều trị. Chúng tôi sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất để mang lại cho con yêu của bạn một hàm răng chắc, khỏe.
Bài viết liên quan:
- Thời điểm niềng răng cho trẻ tốt nhất là khi nào?
- Nhổ răng cho trẻ có đáng quan tâm?
- Dùng thuốc tê trong nha khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Răng thưa ở trẻ em có chỉnh được không?
- Răng ở trẻ em nên được chăm sóc thế nào?
- Lấy tủy răng sữa có nguy hiểm không?
- Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì không?
- Lứa tuổi phù hợp để chỉnh nha?
Liên hệ ngay với Westcoast
để được tư vấn chuyên sâu!
Tin Tức Nổi Bật
Cấy ghép implant là giải pháp thay thế răng mất hiệu quả nhất hiện nay, giúp khôi phục lại cả chức năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Nhờ vào những tiến bộ trong vật liệu, công nghệ kỹ thuật số và các kỹ thuật hiện đại, không đau và ít xâm lấn, liệu trình cấy ghép implant đã trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BỜ BIỂN TÂY
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: Bác sĩ Hứa Thị Thúy An
Số CCHN: 004413/HCM-CCHN
Ngày cấp: 30/11/2012
Nơi cấp: Sở Y tế TP.HCM
Phạm vi hoạt động: Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Trụ sở: Norfolk Mansion, 17-19-21 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Thời gian làm việc hằng ngày: Từ 08h30 đến 20h00
Đối tác của Westcoast
Kết nối với chúng tôi
Tất cả bản quyền thuộc về
WESTCOAST INTERNATIONAL DENTAL CLINIC - CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BỜ BIỂN TÂY