Phương pháp giúp giảm nhức răng nhanh chóng và hiệu quả

Phần lớn các vấn đề về răng miệng đều khiến bệnh nhân cảm thấy nhức răng. Đây là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp. Nếu không xác định đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám, bệnh nhân có thể có những cách nào để điều trị? Hãy cùng Westcoast tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.  

Nhức răng là gì?

Đây là cảm giác đau nhức bạn có thể cảm nhận được ở răng, bên trong hay xung quanh răng. Tình trạng này xảy ra khi các dây thần kinh ở xung quanh hoặc chân răng bị kích thích. Thông thường, nhức răng là dấu hiệu cảnh báo răng hay nướu của bạn đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, một số trường hợp khác cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khác trong cơ thể. 

đau răng dữ dội cần được thăm khám và điều trị sớm

Sâu răng, nhiễm trùng răng, mất răng,...là những nguyên nhân dễ khiến bệnh nhân nhức răng nhưng cũng có thể xuất hiện sau khi nhổ răng. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng không đúng cách, khoang miệng không được làm sạch dễ dẫn đến sâu răng và viêm nướu, cả 2 trường hợp này đều gây nhức răng.

Nhức răng có thể xuất hiện theo từng cơn hoặc liên tục, đôi khi là cơn đau âm ỉ hay dữ dội và tăng lên khi ăn nhai, khi có kích thích nhiệt (thức ăn lạnh hoặc nóng),...Đôi lúc, tình trạng này cũng có thể xảy ra mà không do tác động nào vào răng. Dựa theo nguyên nhân và tình trạng bệnh lý mà tình trạng nhức răng của người bệnh sẽ khác nhau. 

Nguyên nhân gây nhức răng

Để có hướng xử lý kịp thời đồng thời dự phòng được biến chứng sau này, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây nhức răng. 

Sâu răng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhức răng, thường gặp nhất ở đối tượng trẻ em. Thói quen ăn thực phẩm chứa nhiều đường và vệ sinh không sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh hình thành các lỗ sâu răng.

Sâu răng ăn sâu vào tủy răng cần điều trị bằng phương pháp lấy tủy

Những lỗ sâu này khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và răng trở nên nhạy cảm hơn mỗi lần ăn nhai hay do tác động của nhiệt. Khi tổn thương càng nghiêm trọng, cơn đau nhức càng kéo dài. Thậm chí nếu lỗ đủ sâu, vi khuẩn xâm nhập và tấn công tủy răng phá hủy tủy gây nhiễm trùng. 

Viêm tủy

Tủy răng là bộ phận vô cùng nhạy cảm do chứa nhiều dây thần kinh. Khi tủy răng bị sâu dẫn đến viêm, tiết dịch tạo ra áp lực trong buồng tủy. Áp lực này ngày càng tăng và tác động đến các dây thần kinh gây đau.

Triệu chứng nhức răng do viêm tủy có thể từ nhẹ đến nặng, thường xuất hiện khi răng chịu kích thích hoặc xảy ra khi không có bất kỳ tác động nào dựa vào mức độ sâu của tủy răng. 

Hư tủy răng gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng

Áp xe răng

Áp xe được hiểu là túi mủ do vi khuẩn gây ra. Thông thường đây là biến chứng của nhiễm trùng răng miệng. Áp xe có thể xảy ra ở nhiều vị trí xung quanh răng do những nguyên nhân khác nhau. Bất kỳ lý do nào tạo khe hở khiến vi khuẩn xâm nhập đều có thể dẫn đến áp xe răng, trong đó có viêm nha chu, sâu răng,...

Khi không được giải phóng, lượng mủ này tạo áp lực lên dây thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức. Cảm giác đau nhức sẽ tăng lên khi bạn ăn nhai và ăn thức ăn lạnh hay nóng. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy sốt, hơi thở có mùi hôi, sưng,...

Chấn thương răng

Nhức răng cũng có thể do răng bị chấn thương, va đập. Một số thói quen xấu như thường xuyên nhai đồ cứng, răng bị va đập mạnh dẫn đến tình trạng đau nhức. 

Mọc răng khôn

Ở người trưởng thành, một nguyên nhân không thể bỏ qua gây nhức răng là mọc răng khôn, đặc biệt là răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Cơn đau thường diễn ra âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

tác hại của răng khôn mọc ngầm

Hơn nữa, do răng khôn không mọc được lên hoàn toàn thường bị kẹt giữa phần nướu và xương hàm, mỗi lần chỉ mọc được 1 phần và có lợi trùm là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn tích tụ và gây sâu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sâu răng lan sang răng bên cạnh và khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn. 

Bệnh về nướu

Viêm nha chu và viêm nướu và hai bệnh lý nhiễm trùng vùng nướu xung quanh răng. Bệnh thường để lại những hệ quả rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy hiểm nhất là tiêu xương, rụng răng cả hàm, tụt nướu,...

Cơn đau do nhức răng có thể diễn ra âm ỉ, đi kèm với nó là tình trạng chảy máu chân răng. Nếu để kéo dài có thể xuất hiện mủ. Thông thường, bệnh lý về nướu thường diễn biến khá nhanh nên thường xuyên thăm khám kiểm tra răng miệng để kịp thời phát hiện bệnh. 

Biện pháp trị nhức răng đơn giản và hiệu quả tại nhà

Dùng nước muối trị nhức răng

Không chỉ có tác dụng làm sạch răng miệng, nước muối còn là thành phần không thể thiếu giúp khắc phục những vấn đề về răng miệng, trong đó có nhức răng. Dùng nước muối súc miệng nhiều lần trong ngày giúp phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây sưng viêm.

Tốt nhất, nên sử dụng nước muối biển do có chứa một lượng muối lớn cùng các khoáng chất giúp giảm đau, tăng khả năng phục hồi tổn thương. 

Chỉ cần hoà tan muối với nước ấm, khuấy đều đến khi tan và dùng để súc miệng. Chú ý vị của nước muối chỉ nên lợ lợ, không nên pha quá nhiều muối. 

Dùng khăn lạnh để trị nhức răng

Một trong những cách giúp giảm đau đơn giản và nhanh chóng bạn có thể áp dụng được ngay là chườm lạnh. Thế nhưng, đây chỉ là cách làm giảm đau tạm thời và chỉ có hiệu quả nếu bệnh nhân đau nhức răng do viêm cấp.

Để làm giảm đau nhức bằng cách chườm lạnh, bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:

  • Đặt một ít đá vào khăn sạch hay túi vải. 
  • Chườm lên vị trí đau khoảng 20 phút hoặc đến khi cơn đau được cải thiện.

Chú ý: Cần dùng khăn lạnh để áp vào vị trí đau, không dùng trực tiếp đá vì có thể gây tổn thương niêm mạc miệng. 

Cơn đau sẽ được cải thiện nhanh chóng nhưng vẫn không thể điều trị nguyên nhân, bệnh nhân vẫn cần đi khám để tránh những biến chứng sau này. 

Nhức răng khi nào nên đi khám?

Tuy có thể giảm đau bằng phương pháp dân gian nhưng những phương pháp này không thể giải quyết được nguyên nhân gây đau nhức. Để điều trị tận gốc người bệnh cần đến bệnh viện hoặc phòng khám để được tư vấn và điều trị. Tránh tình trạng kéo dài vì cơn đau có thể tăng lên và khó điều trị.

Khi thấy xuất hiện các biểu hiện sau, bạn nên đi khám để kiểm tra chính xác nguyên nhân và có phương pháp cải thiện:

  • Cơn đau nhức kéo dài trên 2 - 4 tuần.
  • Cơn đau dữ dội, nghiêm trọng, sưng viêm có mủ khiến cấu trúc mặt bị thay đổi.
  • Nhức răng xuất hiện ở vị trí răng sâu nhưng chưa được xử lý.
  • Cơn đau nhức không thuyên giảm nếu đã áp dụng các biện pháp xử trí tại nhà. 

Nếu đang gặp vấn đề về răng miệng tạo cảm giác khó chịu, đau nhức và không xác định chính xác nguyên nhân thì người bệnh nên đến trực tiếp phòng khám của nha khoa Westcoast để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. 

Phòng khám Nha Khoa Westcoast tại Norfolk Mansion

Phòng khám Nha Khoa Westcoast tại Norfolk Mansion
Số 17-19-21 Lý Tự Trọng, Q1, HCM
E-mail: info@westcoastinternational.com
Hotline: +84 772 643 599

Phòng Khám Nha Khoa Westcoast tại Thảo Điền
27 Nguyễn Bá Lân, Thảo Điền, Q2, HC
E-mail: thaodien@westcoastinternational.com
Hotline: +84 903 670 159

Phòng Khám Nha Khoa tại Hồ Tây Hà Nội
Lầu 2, Syrena Shopping Center, 51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ
E-mail: westlake@westcoastinternational.com
Hotline: +84 59 928 5151


Bài viết liên quan:
Westcoast International Dental Clinic Hotline

Liên hệ ngay với Westcoast
để được tư vấn chuyên sâu!

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BỜ BIỂN TÂY

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: Bác sĩ Hứa Thị Thúy An

Số CCHN: 004413/HCM-CCHN

Ngày cấp: 30/11/2012

Nơi cấp: Sở Y tế TP.HCM

Phạm vi hoạt động: Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt

Trụ sở: Norfolk Mansion, 17-19-21 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Thời gian làm việc hằng ngày: Từ 08h30 đến 20h00

Tra cứu: Cổng thông tin điện tử Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh

Đối tác của Westcoast

Tham My SIAN Logo
Phong Kham Maple Logo
đã thông báo bộ công thương

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

Nha Khoa Westcoast Logo

WESTCOAST INTERNATIONAL DENTAL CLINIC - CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BỜ BIỂN TÂY