Khi Nào Cần Trám Răng Và Quy Trình Trám Răng
Trám răng là một phương pháp hữu ích trong việc điều trị các loại răng nhiều khuyết điểm như sâu, thưa, cải thiện thẩm mỹ đem lại cho bạn một nụ cười hoàn hảo. Dù đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng nhiều người cũng thắc mắc về thời điểm khi trám răng cũng như quy trình như thế nào.
Trám răng là gì?
Trám răng hay còn được gọi là hàn răng - một kỹ thuật nha khoa dùng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào mô răng bị thiếu. Không chỉ hoàn thiện thẩm mỹ mà phương pháp này còn giúp cho bạn cải thiện chức năng nhai.
Bạn nên trám răng khi gặp các tình trạng răng sâu, răng cửa và răng thưa. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu sâu hơn về trám răng.
Trám răng sâu
Răng sâu thường là các loại răng có lỗ hổng, do vi khuẩn tích tụ lâu dài nhưng bạn không chăm sóc răng đúng cách. Nếu không sớm điều trị thì lỗ răng sâu sẽ lớn dần, dẫn đến đau răng nghiêm trọng, sau đó là nhiễm trùng và gãy răng. Để nhận biết sâu răng, bạn có thể quan sát những dấu hiệu sau đây:
- Răng đau bất chợt
- Răng có lỗ hổng
- Răng bị nhạy cảm
- Bề mặt răng bị đổi sang màu nâu, đen hoặc trắng
- Răng bị đau sau khi uống đồ ngọt, lạnh
Trám răng sâu sẽ giúp đầy lỗ hổng đồng thời loại bỏ cảm giác khó chịu, phục hồi thẩm mỹ cho răng. Trám răng sâu cũng có nhiều loại, tùy thuộc vào tình trạng răng hiện tại.
Trám răng cửa
Thông thường, răng cửa sẽ dễ bị thưa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy trám răng cửa thưa là phương pháp thường được chọn, tuy nhiên chỉ áp dụng khi khoảng thưa nhỏ tầm 2mm.
Trường hợp có khoảng hở lớn, răng cửa sẽ mất cân đối nên sau khi tiến hành trám răng bạn sẽ được nha sĩ khuyên chuyển sang các kỹ thuật khác như bọc răng sứ hoặc niềng răng.
Trám răng thưa hay răng cửa có thể tồn tại từ 4 đến 8 năm nhưng cần phải thay thế ít nhất trong 3 năm và nhiều nhất là 10 năm tùy thuộc vào vị trí của mối nối, khớp cắn hay thói quen ăn uống của bạn.
Những vật liệu trám răng thông dụng
- Amalgam: còn được gọi là trám bạc là kỹ thuật nha khoa lâu đời và có chi phí thấp. Thành phần của Amalgam bao gồm bạc, thiết, thủy ngân, kẽm và đồng. Về ưu điểm, vật liệu này rất bền, có thể chịu được lực nhai tốt và giá thành cũng rẻ. Tuy nhiên vì có màu sắc ánh bạc nên chỗ trám sẽ dễ nhận thấy, mất tự nhiên.
- Composite: tính thẩm mỹ cao và cũng được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm của loại này là có màu ngà gần với răng tự nhiên nên có thể trám ở những vị trí dễ nhìn thấy. Tuy nhiên, trám răng bằng composite thường sẽ không bền bằng Amalgam, duy trì trung bình được 5 năm, thấp hơn 5 - 10 năm so với Amalgam.
- Sứ: đây cũng là 1 kỹ thuật phổ biến, phù hợp với những trường hợp bị sứt mẻ lớn và đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hơn. Ưu điểm chính là vật liệu sứ có màu gần giống răng tự nhiên, chống bám bẩn và hạn chế bị ăn mòn tốt hơn composite. Tuổi thọ của phương pháp này khá cao, có thể duy trì đến 10 năm. Nhược điểm duy nhất là giá thành cao hơn Amalgam và Composite.
- Vàng: trám bằng vàng hoặc một số kim loại khác như bạc đồng sẽ tăng thêm độ cứng chắc cho miếng trám. Vàng chịu được lực nhai lớn và có độ bền tốt nhất. Vàng cũng sang trọng và sẽ bị mài mòn chậm hơn so với những loại vật liệu khác. Nhược điểm khi lựa chọn vật liệu này là vàng đắt hơn và phải tới nha sĩ hai lần để thực hiện phương pháp trám này.
Tìm hiểu về quy trình trám răng
Hiện nay có 2 loại trám răng phổ biến là trám răng trực tiếp và gián tiếp.
Trám răng trực tiếp: bác sĩ sẽ đưa chất liệu trám răng trực tiếp lên vùng răng cần phục hồi và tạo dáng thẩm mỹ theo yêu cầu của khách hàng.
Trám răng gián tiếp: kỹ thuật này sẽ có phần phức tạp hơn, được gắn bên ngoài dấu răng nên cần thời gian cũng như chi phí thực hiện có phần tương đối cao. Nhưng độ bền của miếng trám được đúc theo phương pháp này sẽ được duy trì rất lâu.
Cụ thể về quy trình trám răng trực tiếp:
- Thăm khám và tư vấn: Nha sĩ sẽ kiểm tra chỗ răng cần trám, xác định kích thước cũng như tư vấn cụ thể cho bạn về vật liệu nên sử dụng cho chỗ trám
- Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để bệnh nhân được thoải mái nhất khi thực hiện
- Tiến hành trám răng: đổ vật liệu dùng để trám vào lỗ sâu. Ban đầu, vật liệu trám ở dạng lỏng, sau khi chiếu laser sẽ dần dần đông cứng trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp
- Chỉnh sửa lại chỗ trám: nha sĩ điều chỉnh lại vết trám, loại bỏ vật liệu trám dư thừa, sau đó làm nhẵn và đánh bóng để hoàn thiện
Quy trình trám răng sâu, răng thưa gián tiếp như thế nào?
Quy trình này còn được gọi là trám răng inlay - olay, giúp giảm kẽ hở giữa miếng trám và mô răng. Tương tự như trám răng trực tiếp, nha sĩ cũng tiến hành thăm khám, tư vấn và gây tê. Sự khác biệt nằm ở nha sĩ sẽ bắt đầu lấy dấu hàm răng và làm thành miếng trám bên ngoài. Miếng trám sau khi chế tác sẽ được gắn vừa khít lên răng bằng xi măng chuyên dụng.
Quy trình này thường mất khoảng 30 - 45 phút và khoảng hai lần hẹn với bác sĩ.
Những lưu ý khi đi trám răng
Trước khi đi trám răng, nhiều người sẽ thắc mắc trám răng có đau không? Câu trả lời chính là không và thậm chí nhiều trường hợp đi trám răng còn diễn ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải là tuyệt đối vì tùy theo cơ địa, sức khỏe cũng như tình trạng răng mà cảm giác đau của mỗi người sẽ khác nhau.
Riêng đối với những trường hợp bị sâu răng nặng hay tủy răng bị viêm, trước khi trám, nha sĩ sẽ lấy tủy nên bạn sẽ cảm thấy khá ê buốt.
Hai giờ đầu tiên sau khi trám răng, bạn không nên ăn uống để hạn chế lung lay vật liệu trám và cũng như có thời gian thích ứng tốt với răng hơn. Bạn cũng nên tránh ăn các món dính, cứng và dai trong vòng 2 ngày, đặc biệt nếu bạn chọn trám bạc. Nếu bạn bị ê buốt răng nên hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
Để bảo vệ chỗ trám tốt nhất, bạn nên hạn chế cắn quá mạnh hoặc nghiến răng vì sẽ tạo áp lực lên răng, dễ làm chỗ trám bị bong tróc.
Khi vệ sinh chỗ trám, bạn cũng nên lựa chọn các loại bàn chải lông mềm để tránh gây mòn. Khi ăn, nhất là các món ăn nhiều đường, bạn nên súc miệng ngay. Cách 6 tháng 1 lần nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra.
Một trong những phòng khám nha khoa uy tín bạn có thể cân nhắc cho nụ cười hoàn hảo của mình là Westcoast với đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Không chỉ đơn thuần là thăm khám và tư vấn mà bạn còn được chăm sóc tận tình từ lúc khám đến khi hoàn thiện. Việc lựa chọn nha khoa uy tín rất quan trọng, giúp bạn duy trì được chất lượng chỗ trám, an tâm hơn khi tiến hành các kỹ thuật và được hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị.
Trám răng tuy không quá xa lạ nhưng nắm rõ kiến thức cũng như khi nào cần đi trám răng sâu, răng thưa sẽ giúp bạn sớm cải thiện thẩm mỹ, sở hữu một nụ cười tự tin và chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn.
Bài viết liên quan
Liên hệ ngay với Westcoast
để được tư vấn chuyên sâu!
Tin Tức Nổi Bật
Cấy ghép implant là giải pháp thay thế răng mất hiệu quả nhất hiện nay, giúp khôi phục lại cả chức năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Nhờ vào những tiến bộ trong vật liệu, công nghệ kỹ thuật số và các kỹ thuật hiện đại, không đau và ít xâm lấn, liệu trình cấy ghép implant đã trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BỜ BIỂN TÂY
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: Bác sĩ Hứa Thị Thúy An
Số CCHN: 004413/HCM-CCHN
Ngày cấp: 30/11/2012
Nơi cấp: Sở Y tế TP.HCM
Phạm vi hoạt động: Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Trụ sở: Norfolk Mansion, 17-19-21 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Thời gian làm việc hằng ngày: Từ 08h30 đến 20h00
Đối tác của Westcoast
Kết nối với chúng tôi
Tất cả bản quyền thuộc về
WESTCOAST INTERNATIONAL DENTAL CLINIC - CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BỜ BIỂN TÂY