10 Nguyên Nhân Thường Gặp Dẫn Đến Điều Trị Tủy Răng Thất Bại

Nếu bạn đang cần điều trị tủy răng, hãy tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ hơn về những rủi ro và vấn đề có thể phát sinh. Mặc dù quá trình điều trị tủy răng thường được coi là an toàn và hiệu quả, nhưng đôi khi cũng có thể gặp thất bại, gây ra những hậu quả khó lường. Bởi mỗi chiếc răng có một cấu trúc tủy riêng biệt, phức tạp, khiến cho việc điều trị không hề đơn giản. Ngoài ra, các kỹ thuật điều trị cũng có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể.

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ thất bại trong điều trị tủy răng dao động từ 2,5% đến 5%. Do đó, bác sĩ cần lường trước được mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị và minh bạch thông tin đầy đủ để bệnh nhân biết về những rủi ro tiềm ẩn này.

1. Dụng cụ bị gãy trong ống tủy

 

Dụng cụ bị gãy trong ống tủy

Trong quá trình điều trị tủy, các bác sĩ thường sử dụng hơn 30 loại dụng cụ mỏng và tinh xảo. Một trong những biến chứng có thể xảy ra là dụng cụ, đặc biệt là trâm (dụng cụ dùng để tạo hình và làm sạch ống tủy) - bị gãy. Điều này thường xảy ra ở vị trí ống tủy bị uốn nhiều nhất, thường là ở đoạn công nhất của ống tủy. Tình huống gãy trâm này có thể dẫn đến thất bại trong quá trình điều trị. 

Nếu dụng cụ bị gãy sau khi ống tủy đã được làm sạch, bác sĩ có thể tiếp tục tiến hành quá trình mà không cần phải lấy bỏ phần dụng cụ còn lại. Tuy nhiên, nếu dụng cụ bị gãy trước khi làm sạch ống tủy, bác sĩ phải tiến hành lấy phần dụng cụ bị gãy ra. Đồng thời, phần ống tủy chưa được làm sạch phải được xử lý lại. Trong trường hợp bác sĩ không thể lấy dụng cụ ra, một thủ thuật phẫu thuật đặc biệt, gọi là phẫu thuật chóp răng (apicoectomy), sẽ được tiến hành. Các nghiên cứu cho thấy, dụng cụ bị gãy trong ống tủy chưa được làm sạch có thể là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong liệu trình này.

Việc gãy trâm trong quá trình điều trị tủy không phải là điều hiếm gặp, nhưng đây là một sự cố mà các bác sĩ nha khoa luôn nỗ lực giảm thiểu. Thông thường, các bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân về khả năng này trước khi tiến hành thủ thuật.Có nhiều biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, việc sử dụng các dụng cụ tạo hình chuyên biệt giúp giảm góc uốn cong của trâm, từ đó hạn chế nguy cơ gãy. Bên cạnh đó, các trâm quay làm từ hợp kim nickel-titanium chất lượng cao có khả năng chống gãy tốt hơn và thường được ưu tiên sử dụng nhờ vào độ bền vượt trội.

Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến gãy dụng cụ là việc tái sử dụng các trâm cũ nhiều lần. Các phòng khám nha khoa cần theo dõi tình trạng của dụng cụ một cách chặt chẽ và thay thế những trâm đã mòn định kỳ thông qua một hệ thống kiểm kê và giám sát chất lượng hiệu quả.

2. Không làm sạch và khử trùng ống tủy

Không làm sạch và khử trùng ống tủy

Mục tiêu của điều trị tủy răng là loại bỏ hoàn toàn các mô chết, tiêu diệt mọi vi khuẩn và khử trùng ống tủy để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu bác sĩ không làm sạch hoàn toàn hoặc tệ hơn là để vi khuẩn xâm nhập vào ống tủy, có thể dẫn đến thất bại trong quá trình điều trị. Nhưng với sự tiến bộ của nha khoa hiện đại, các phương pháp khử trùng ống tủy ngày nay đã gần như hoàn thiện.

Với sự phát minh ra đế cao su (rubber dam), dùng để ngăn nước bọt và sự xâm nhập của vi khuẩn. Nếu không có đế cao su này, nước bọt dễ dàng xâm nhập và chỉ một lần đóng miệng cũng có thể đưa hàng triệu vi khuẩn vào trong ống tủy.

Đế cao su

Bước tiếp theo là lựa chọn các hóa chất hiệu quả và an toàn, như thuốc tẩy, ETDA (kem chelation) và oxy già để khử trùng ống tủy. Các dung dịch này giúp rửa sạch các mô chết trong răng và đảm bảo toàn bộ ống tủy được làm sạch liên tục.

3. Ước tính sai độ dài của ống tủy

Ước tính sai độ dài của ống tủy

Kỹ thuật sửa soạn và tạo hình ống tủy là một bước quan trọng trong điều trị tủy răng. Nếu bác sĩ tính toán sai chiều dài (độ sâu) của ống tủy, có thể xảy ra một số vấn đề nghiêm trọng. Nếu chiều dài ống tủy không được đo chính xác và chưa đến đỉnh chóp răng, chất trám sẽ không thể tiếp cận đáy ống tủy, dẫn đến việc mô nhiễm trùng vẫn còn trong ống tủy và tạo cơ hội cho ổ áp-xe phát triển.

Ngược lại, nếu bác sĩ ước tính độ dài quá sâu, vượt qua chóp chân răng, có thể dẫn đến việc cạo sâu quá mức, làm thủng và gãy phần chóp chân răng, gây ra cảm giác đau nhức cho bệnh nhân. Đồng thời khiến cho việc bịt kín ống tủy trở nên khó khăn và chất trám có thể tràn ra ngoài, tạo ra một mối nối không kín, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

4. Rò rỉ vi khuẩn vào hệ thống ống tủy từ lớp trám phục hồi

Rò rỉ vi khuẩn vào hệ thống ống tủy từ lớp trám phục hồi

Nếu bạn gặp phải sự cố làm hỏng hoặc suy giảm chất trám phục hồi, vi khuẩn có thể xâm nhập lại vào ống tủy và tiếp tục gây viêm nhiễm. Vì vậy, việc đảm bảo niêm phong vĩnh viễn ống tủy sau khi điều trị là rất quan trọng. Một mão răng (crown) có thể giúp bảo vệ và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, đồng thời bảo vệ răng khỏi nguy cơ gãy vỡ

Thời gian phục hồi sau điều trị tủy cũng là yếu tố quan trọng. Nếu việc phục hồi bị trì hoãn, vi khuẩn có thể xâm nhập lại vào ống tủy và gây nhiễm trùng. Tệ hơn nữa, trong vòng ba ngày sau điều trị, nếu vật liệu trám cao su tiếp xúc với nước bọt, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phải thực hiện lại quá trình điều trị.

5. Trám bít ống tủy không kín

Trám bít ống tủy không kín

Khi ống tủy đã được làm sạch, việc trám kín lại là rất quan trọng để bảo vệ răng khỏi nhiễm trùng. Chất trám thường là một vật liệu trắng mà bạn có thể thấy trong phim X-quang. Ống tủy được lấp đầy bằng một hợp chất xi măng và Gutta-Percha (một loại cao su lấy từ cây). Lớp trám này cần phải dày và kín. Nếu lớp trám không đủ dày, vi khuẩn có thể xâm nhập vào và gây ra viêm nhiễm tiếp tục. Tại Westcoast, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp hiện đại như Thermafil, nén ấm theo chiều dọc và phương pháp obtura để trám đầy hoàn toàn ống tủy. Những phương pháp này giúp đảm bảo rằng không có cơ hội cho vi khuẩn tái nhiễm trong răng của bạn.

6. Bỏ sót hoặc không thể tiếp cận một ống tủy ẩn

Bỏ sót hoặc không thể tiếp cận một ống tủy ẩn

Một nguyên nhân khác dẫn đến thất bại trong điều trị tủy là việc bỏ sót hoặc không thể tiếp cận một ống tủy ẩn. Trong một số trường hợp, đặc biệt là với các răng cửa dưới, mặc dù răng có thể chỉ có một ống tủy chính, nhưng lại có thể tồn tại thêm các ống tủy phụ hoặc nhánh nhỏ. Một chiếc răng có thể có tới bốn nhánh trong một ống phụ. Nếu không phát hiện và xử lý các ống này, vi khuẩn có thể còn sót lại trong răng, gây nhiễm trùng và hình thành ổ áp-xe. 

Đây là một trong những thử thách khó khăn nhất trong điều trị tủy răng. Mục tiêu của bác sĩ là tìm và làm sạch tất cả các ống tủy, đảm bảo rằng mỗi ống đều được làm sạch hoàn toàn

7. Rách ống tủy hoặc thủng sàn buồng tủy

rách ống tủy hoặc thủng sàn buồng tủy

Một nguyên nhân khác dẫn đến thất bại trong điều trị tủy là sai sót trong quá trình điều trị của bác sĩ. Một trong những lỗi phổ biến là làm rách ống tủy, điều này có thể xảy ra khi các dụng cụ không đi đúng theo hình dạng cong của ống tủy, gây rách thành ống. Khi ống tủy bị rách, việc niêm phong lại rất khó khăn vì khu vực bị rách nằm gần xương, dễ khiến vi khuẩn xâm nhập.

Thủng sàn buồng tủy hoặc thủng bề mặt chân răng là một sự cố nghiêm trọng hơn, xảy ra khi bác sĩ khoan quá sâu và xuyên qua đáy của hệ thống ống tủy, thường là ở phần đáy răng. Ngoài ra, thủng cũng có thể do dụng cụ đi sai hướng và làm thủng thành răng, tạo ra một lỗ ở đáy răng. Việc sửa chữa tình trạng này rất phức tạp và có thể dẫn đến khó khăn trong việc trám bít lại ống tủy, từ đó làm tăng nguy cơ thất bại trong điều trị.

8. Tắc nghẽn ống tủy

Tắc nghẽn ống tủy

Tắc nghẽn ống tủy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm vôi hóa tự nhiên hoặc sai sót trong quá trình điều trị. Khi ống tủy bị vôi hóa, bác sĩ không thể tiếp cận được tận cùng của ống, vì đây là cơ chế tự bảo vệ của răng. Trong trường hợp này, bác sĩ vẫn có thể giữ lại răng. Tuy nhiên, nếu tắc nghẽn xảy ra do lỗi trong quá trình điều trị, việc điều trị trở nên khó khăn và có thể dẫn đến thất bại.

9. Vết nứt trên răng không được phát hiện kịp thời

Vết nứt trên răng không được phát hiện kịp thời

Nếu chúng tôi phát hiện thấy vết nứt trên răng trong quá trình điều trị, bạn sẽ được thông báo rằng răng không thể được chữa trị, phục hồi. Bởi đôi khi vết nứt rất nhỏ và khó phát hiện, khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống tủy qua những vết nứt này và gây ra nhiễm trùng lại

10. Cấu trúc ống tủy quá phức tạp

Cấu trúc ống tủy quá phức tạp

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thất bại trong quá trình điều trị tủy. Một số răng có hệ thống ống tủy phụ hoặc các nhánh ống tủy gần đáy tủy, khiến bác sĩ khó khăn trong việc làm sạch hoàn toàn. Răng hàm, đặc biệt là răng khôn, thường có nhiều rễ và ống tủy nhỏ hơn răng cửa, do đó việc tiếp cận và làm sạch chúng cũng trở nên khó khăn hơn. Răng khôn còn có cấu trúc tủy phức tạp với nhiều nhánh phụ, khiến ngay cả các dụng cụ nha khoa hiện đại cũng khó có thể làm sạch hết.

KẾT LUẬN

Điều trị tủy răng là giải pháp tối ưu giúp bạn nhanh chóng loại bỏ những cơn đau nhức, khó chịu do viêm tủy gây ra, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương diện rộng, cải thiện hiệu quả chức năng ăn nhai và phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng khác. Với sự tiến bộ của công nghệ và các phương pháp điều trị hiện đại, việc điều trị tủy ngày nay đã trở nên an toàn và hiệu quả hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kỹ năng của bác sĩ, tình trạng răng và các yếu tố liên quan khác. 

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề liên quan đến tủy răng và cần tìm kiếm giải pháp điều trị phù hợp, Westcoast sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng răng miệng và đưa ra phương án điều trị tủy hiệu quả, đảm bảo kết quả lâu dài và sức khỏe răng miệng tốt nhất. Hãy đến thăm khám để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Westcoast International Dental Clinic Hotline

Liên hệ ngay với Westcoast
để được tư vấn chuyên sâu!

Tin Tức Nổi Bật

10 Nguyên Nhân Thường Gặp Dẫn Đến Điều Trị Tủy Răng Thất Bại

Nếu bạn đang cần điều trị tủy răng, hãy tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ hơn về những rủi ro và vấn đề có thể phát sinh. Mặc dù quá trình điều trị tủy răng thường được coi là an toàn và hiệu quả, nhưng đôi khi cũng có thể gặp thất bại, gây ra những hậu quả khó lường.

Phục Hình Răng Mắt Bằng Phương Pháp Cấy Ghép Implant

Cấy ghép implant là giải pháp thay thế răng mất hiệu quả nhất hiện nay, giúp khôi phục lại cả chức năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Nhờ vào những tiến bộ trong vật liệu, công nghệ kỹ thuật số và các kỹ thuật hiện đại, không đau và ít xâm lấn, liệu trình cấy ghép implant đã trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả.

Ghép Xương Là Gì? Tại Sao Cần Phải Ghép Xương Trước Khi Cấy Ghép Implant

Cấy ghép xương là một bước quan trọng trong quá trình trồng răng Implant, bởi vì mật độ xương hàm vững chắc chính là yếu tố quyết định để trụ Implant được vững chắc và ổn định lâu dài. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có đủ mật độ xương hàm để thực hiện cấy ghép Implant.

Dán Sứ Veneer Không Mài Răng: Giải Pháp Thẩm Mỹ Bảo Tồn Răng Thật

Dán sứ veneer không mài răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiện đại. Trong đó, các lớp sứ mỏng được dán lên bề mặt răng mà không cần mài nhỏ hoặc xâm lấn răng thật. Đây là giải pháp lý tưởng giúp khắc phục tình trạng răng bị ố vàng, mẻ nhẹ hoặc có kẽ hở nhỏ.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BỜ BIỂN TÂY

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: Bác sĩ Hứa Thị Thúy An

Số CCHN: 004413/HCM-CCHN

Ngày cấp: 30/11/2012

Nơi cấp: Sở Y tế TP.HCM

Phạm vi hoạt động: Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt

Trụ sở: Norfolk Mansion, 17-19-21 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Thời gian làm việc hằng ngày: Từ 08h30 đến 20h00

Tra cứu: Cổng thông tin điện tử Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh

Đối tác của Westcoast

Tham My SIAN Logo
Phong Kham Maple Logo
đã thông báo bộ công thương

Kết nối với chúng tôi

Tất cả bản quyền thuộc về

Nha Khoa Westcoast Logo

WESTCOAST INTERNATIONAL DENTAL CLINIC - CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BỜ BIỂN TÂY